Đánh giá chất lượng hàng gia dụng Nhật

Mon, Mar, 5, 2018
noi-com-dien-cao-tan-4

Hàng gia dụng được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhờ nhu cầu của thị trường, nhất là sự mở rộng của phân khúc thị trường nông thôn. Bên cạnh các mặt hàng đa dạng của Trung Quốc, Nhật Bản cũng là quốc gia đi đầu về chất lượng cũng như mẫu mã đa dạng. Hàng Nhật đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường từ rất lâu.

Theo các tài liệu ghi nhận lại được thì từ trước năm 1960 các nhà sản xuất Nhật đã từng bước bắt chước các sản phẩm của phương Tây nhưng lại không coi trọng cho lắm về chất lượng mặt hàng sản xuất ra .Phải mãi từ năm 1960 trở đi các doanh nghiệp Nhật Bản dần thay đổi Các doanh nghiệp nhận định rằng chỉ có mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng thì mới phát triển bền vững được. Chính vì thế, các sản phẩm hàng Nhật ngày càng được hoàn thiện, cải tiến trở thành một thương hiệu riêng của người Nhật được gọi là hàng nội địa Nhật.

Hàng nội địa Nhật(JDM – Japanese Domestics Market) được hiểu là các loại hàng hóa được sản xuất chỉ dành riêng cho thị trường Nhật, cho người dân Nhật tiêu dùng. Hàng nội địa Nhật không nhất thiết phải sản xuất bởi các công ty của Nhật mà có thể được sản xuất thông qua các công ty đa quốc gia ký hợp đồng sản xuất riêng cho thị trường Nhật.

Hàng nội địa Nhật có một số đặc điểm đó là gần như toàn bộ trên bao bì sản phẩm đều là chữ Nhật ngoài chữ Made in Japan, điều này cho thấy tinh thần dân tộc cực cao của xứ sở Phù Tang. Hàng tiêu dùng Nhật nội địa có các đặc điểm riêng biệt được thiết kế, chế biến theo những quy tắc, tiêu chuẩn khắt khe phù hợp với thói quen mua sắm, tính cách của người Nhật. Với phương châm “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”, cho nên các sản phẩm hàng Nhật nội địa đều có chất lượng rất cao, không ngừng được cải tiến để làm vừa lòng thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật Bản.

Liệu có bao giờ bạn tự hỏi rằng hàng nội địa Nhật có bị làm giả hay không? Câu trả lời là không. Người Nhật vốn nổi tiếng bởi đức tính trung thực, tinh thần kỷ luật cực kỳ cao cũng như là khả năng đoàn kết, làm việc nhóm cho nên tình trạng gian dối là hầu như không có ở quốc gia này. Người Nhật luôn có một quan niệm rằng những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn bất chính, lừa đảo người khác chắc chắn sẽ sớm bị đào thải khỏi xã hội nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm không sợ hàng nội địa Nhật fake.

Các sản phẩm nội địa Nhật đặc thù như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… đều được nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với cơ địa cũng sự khả năng phát triển của người Nhật. Mà trong khu vực châu Á thì thể trạng của người Nhật cũng khá tương đồng với người Việt nên khi bạn sử dụng các loại thực phẩm nội địa Nhật như đã kể trên cũng có tác dụng rất tốt và phù hợp với người Việt chúng ta.

Một số hiểu lầm thường gặp về hàng tiêu dùng nội địa Nhật.
Thứ nhất, có nhiều người nghĩ hàng nội địa Nhật là hàng được sản xuất tại Nhật. Điều này là không hoàn toàn đúng. Các doanh nghiệp Nhật Bản do để tiết kiệm chi phí thường mở các nhà máy ở các nước khác có chi phí nhân công rẻ như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc… để sản xuất. Chúng được gọi là hàng Nhật xuất. Mặc dù được sản xuất ở nước ngoài nhưng những sản phẩm vẫn phải tuân thủ theo các quy định kiểm soát về chất lượng dành riêng cho thị trường Nhật. Vì vậy, bạn có thể yên tâm mua một sản phẩm hàng Nhật với chất lượng cao.

Thứ hai, hàng mang nhãn hiệu Made in Japan nhưng chưa chắc đó lại là hàng nội địa Nhật. Nguyên do bởi các doanh nghiệp ở Nhật khi sản xuất cùng 1 sản phẩm thường sẽ tạo ra 2 loại: một loại để tiêu dùng trong nước Nhật và loại còn lại để xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì lý do đó mà một số mặt hàng bạn có thể bắt gặp nhãn mác là Made in Japan nhưng chúng lại không phải là hàng nội địa Nhật Bản.

Thứ ba, không phải bạn cứ mua hàng ở Nhật thì hàng đó là hàng nội địa Nhật. Đúng vậy, ở các quầy hàng miễn thuế Free Duty thì vẫn có thể mua phải hàng Nhật xuất thẳng hoặc hàng mua ở các nước lân cận.

Từ nguyên nhân thứ 2 ở trên thì chúng ta tự đặt ra câu hỏi “làm cách nào để phân biệt hàng nội địa Nhật và hàng Nhật xuất khẩu?”

Hàng Nhật xuất khẩu (Oversea Market Exported – OME) là các mặt hàng được các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất và xuất khẩu phục vụ thị trường nước ngoài. Do yêu cầu của thị trường xuất khẩu phải phục vụ nhiều thị trường đa dạng khác nhau như Mỹ, Anh, Việt Nam… cho nên các sản phẩm Nhật xuất khẩu có sự khác biệt khá lớn so với hàng Nhật nội địa về chất lượng.

Cách đơn giản nhất để phân biệt 2 dòng sản phẩm này đó chính là dựa vào bao bì. Như đã nói ở trên thì hàng nội địa Nhật thì trên bao bì sẽ toàn chữ Nhật nhằm đề cao tinh thần dân tộc, thiết kế của hàng nội địa Nhật cũng có phần đơn giản hơn so với hàng xuất khẩu do bởi nó nhắm vào tính thực dụng của sản phẩm hơn là về mỹ thuật.

Điểm khác biệt thứ 2 giữa hàng nội địa Nhật và hàng Nhật xuất khẩu đó là về giá cả. Giá của hàng Nhập xuất khẩu sau khi cộng thêm các loại phí và thuế nhập, xuất khẩu thì khi quy đổi ra cùng đơn vị nó vẫn chỉ tương đương hoặc thấp hơn so với hàng nội địa Nhật. Bạn có thể lấy làm lạ về điều này, hàng nội địa Nhật JDM mặc dù đã được chính phủ Nhật trợ giá nhưng vẫn ở mức khá cao so với hàng xuất khẩu. Điều này là minh chứng cho việc “giá thành luôn đi liền với chất lượng”. Các sản phẩm hàng Nhật nội địa có chất lượng cực cao nên mức giá của chúng cũng ở mức tương ứng.

Do tập quán tiêu dùng khó tính, chi li đòi hỏi sự hoàn hảo của các sản phẩm mà hàng nội địa Nhật đang ngày càng trở nên hot được nhiều người săn đón.

(www.vinacot.com | Hotline: 0919.939.829)

Nội dung liên quan (*):

Dell Latitude E6430 - vinacot.com (1)

9 lời khuyên cần thiết khi mua máy tính xách tay – laptop

1. Mục đích bạn chọn mua một chiếc laptop là...

NOI-COM-ZUJIRUSHI-AI-AP-SUAT (1) (FILEminimizer)

Tại sao nồi cơm điện nội địa Nhật lại được người dùng yêu thích?

Tại sao nồi cơm điện nội địa Nhật lại được...

quat-hitachi vinacot

Quạt Nhật – có nên mua hay không?

Quạt điện Nhật là mặt hàng được đón chào khá...

Bình luận của bạn: